BAO BÌ TỰ HỦY LÀ GÌ?

Bao bì tự phân hủy là loại bao bì khi tiếp xúc với môi trường có đủ ánh sáng và không khí sẽ tự phân hủy.

Các loại bao bì tự hủy

Bao bì tự hủy cơ học

Đây là loại bao bì được sản xuất theo công nghệ tự hủy của túi nilon nhờ chất xúc tác. Cụ thể là chất phụ gia D2W.

D2W là một chất được tạo ra để kiểm soát và làm giảm tuổi thọ của sản phẩm nhựa thông thường và các sản phẩm nhựa dùng trong đóng gói. D2W là một công thức phụ gia được nghiên cứu và thử nghiệm cẩn thận để pha thêm vào cùng với nhựa bình thường khi thổi trong quá trình sản xuất..

Quá trình phân hủy được bắt đầu tại thời điểm polyethylene hoặc polypropylene được pha với tỉ lệ nhỏ D2W khi thổi. Nó sẽ hoạt động để phá vỡ các liên kết carbon – carbon trong nhựa. Dẫn đến việc giảm trọng lượng phân tử và cuối cùng làm mất độ bền và các liên kết khác.

Bao bì này phân hủy trong thời gian 3 – 6 tháng (tùy vào thành phần phụ gia).

Tuy nhiên, loại bao bì này có điểm hạn chế là không phân hủy hoàn toàn. Mà chỉ phân hủy dạng li ti. Giá cao hơn so với túi nilon thông thường.

Bao bì tự hủy sử dụng nguyên liệu cellulose

Đây là loại bao bì được cấu thành từ màng cellulose là chính. Màng này phân hủy hữu cơ bà bảo vệ an toàn cho môi trường. 

Hạn chế của loại bao bì này là phải đầu tư lớn cho thiết bị, máy móc để sản xuất. Nên bao bì này không được sử dụng rộng rãi trên thị trường.

Bao bì tự hủy sinh học

Đây là loại bao bì được sản xuất từ các nguyên liệu hữu cơ như hạt nhựa PE tự phân hủy, phụ gia phân hủy D2W và một số phụ gia khác như bột bắp, bột mì. 

Dưới tác động của vi sinh vật trong môi trường tự nhiên bao bì chuyển hóa thành chất hữu cơ đơn giản. Các chất này dễ hòa tan thậm chí phân hủy thành khí cacbonic (CO2) và nước.

Tác hại của bao bì nhựa

Túi nylon được sản xuất từ nhựa polyethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ. Và quá trình tự phân hủy của nó diễn ra rất chậm. Dưới tác động của ánh sáng, túi xốp vỡ ra thành nhiều phân tử nhựa nhỏ hơn, độc hại hơn. Và cuối cùng gây ô nhiễm cho đất và nguồn nước. Chúng có thể len lỏi vào thức ăn của động vật và con người. Khi không được vứt ra bãi rác hoặc đốt bỏ, túi nhựa thường được nước đưa ra biển. Thông qua đường cống thải, sông rạch.

Túi nhựa chiếm hơn 10% số rác tấp vào đường bờ biển. Nó có thể là thảm họa kết liễu đời sống của nhiều sinh vật. Theo Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã thế giới, nhiều cá thể thuộc khoảng 200 loài sinh vật biển (như cá voi, cá heo, hải cẩu, rùa…) đã chết sau khi nuốt phải túi ni-lông do nhầm là thức ăn. Nhiều loài thủy sản cũng bị chết ngộp khi chui vào túi ni-lông.

Giải pháp môi trường nhờ bao bì tự hủy

Trong bối cảnh vấn đề môi trường đang trở thành tiêu điểm toàn cầu. Trước hết và quan trọng hơn hết là phải hạn chế dùng túi ni-lông đồng thời khuyến khích việc sử dụng túi xách có thể tái sử dụng nhiều lần

Các siêu thị ở nhiều nước cũng đã nhập cuộc. Túi xách làm từ nhựa tái chế, túi ni-lông tự hủy từ bột bắp hay túi xách dùng nhiều lần có mặt ngày càng nhiều tại các quầy tính tiền trong siêu thị. Trong khi đó, công ty Symphony Environmental Technologies (Anh) đã phát triển được công nghệ sản xuất túi nhựa thân thiện hơn với môi trường. Bằng cách thêm chất phụ gia D2W vào polyethylene trong quá trình sản xuất. Trung bình, loại túi này sẽ tự hủy sau 2 năm. Và các phân tử nhỏ khi rã ra sẽ vô hại với vi sinh vật.

Tiềm năng sử dụng

Vì là loại bao bì đặc thù nên giá sẽ có phần cao hơn bao túi nylon thông thường từ 10-20 %. Tuy nhiên, hiện nay các nhà phân phối hàng tiêu dùng trong nước như hệ thống siêu thị Metro hay Big C… đã bắt đầu hạn chế sử dụng bao túi nylon. Trong khi các cơ quan chức năng cũng đang kiến nghị những biện pháp cần thiết. Chẳng hạn như thu phí sử dụng…

Đón đầu xu hướng tiêu dùng này, hiện nay các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư cho việc sản xuất bao bì tự hủy đã bỏ ra hàng triệu cho đến hàng chục triệu đô la Mỹ cho dây chuyền thổi bao bì nylon.

”.

Liên hệ tư vấn thiết kế sản xuất bao bì tự hủy

Nhà máy PP: Thôn Ngọc Động – Đa Tốn – Gia Lâm – HN

Nhà máy phức hợp: Xóm Bãi – Uy Nỗ – Cổ Loa – Đông Anh – HN

Hotline: 0984.585.639 – 0904.592.386

Mail: tamthanhbaobi@gmail.com

0988827237
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon