Mục lục
In offset là một kĩ thuật in được phát triển với mục đích ban đầu để sao chép các tác phẩm nghệ thuật. Ban đầu nó chỉ được sử dụng trên các bề mặt phẳng và xốp. Tuy nhiên, sau này kĩ thuật in offset đã được phát triển hơn rất nhiều.
Đây là kĩ thuật chuyển hình ảnh từ bản in sang một tấm cao su rồi tới bề mặt cần in. Khi sử dụng kết hợp với in thạch bản, vốn dựa trên tính kị nhau của nước và dầu, quy trình in cần sử dụng một vật trung gian phẳng (tấm offset). Con lăn mực chuyển mực vào vùng hình ảnh trên miếng trung gian, con lăn nước chuyển nước vào vùng còn lại.

Lịch sử in offset
Như đã nói, thạch bản, nguyên mẫu của in offset, sinh ra như một biện pháp giá rẻ để sao chép tác phẩm nghệ thuật. Kĩ thuật này chỉ in được trên các bề mặt phẳng và xốp vì bản in được làm bằng đá vôi.

Máy in offset thạch bản dùng trục quay đầu tiên được tạo ra ở Anh và được cấp bằng sáng chế năm 1875 bởi Robert Barclay. Thiết kế máy kết hợp kĩ thuật in chuyển của thời kì giữa thế kỉ 19 và máy in hồi chuyển được Richard March Hoe sản xuất năm 1843 – máy in sử dụng trục in quay thay vì thạch bản. Trục offset được bọc một lớp bìa đặc biệt chuyển hình ảnh từ thạch bản lên trục in. Sau này, giấy bìa được đổi thành cao su và vẫn được sử dụng tới tận ngày nay.
Thế kỉ 20, nhiếp ảnh được phổ cập và các hãng in thạch bản dần dần lụi tàn. Khắc ảnh, kĩ thuật sử dụng công nghệ ảnh bán sắc thay vì hình vẽ trở thành gu thẩm mỹ của thời kì này. Nhiều nhà in sử dụng thạch bản để in bản sao của sách báo, tranh ảnh. Năm 1901, Rubel, khi quên không xếp giấy, đã phát hiện ra in từ bản cao su cho hình ảnh rõ và sắc hơn từ trục kim loại. Sau một quá trình hoàn thiện, tờ báo đầu tiên được in theo cách này xuất bản năm 1903 ở New York.
Công ty in tự động Harris cũng tạo được máy tương tự. Staley T. McBrayer phát minh ra dây chuyền in cho báo và công khai nó năm 1954 ở Fort Worth, Texas.
Công nghệ in offset hiện nay
Một trong các bước quan trọng trong quy trình in ấn là xử lí trước in. Khâu này bảo đảm mọi thứ được chuẩn bị chính xác. Bao gồm: chuyển đổi hình ảnh sang mô hình CMYK, kết xuất file hình ảnh, tạo bản in cho mỗi màu được in.

Offset thạch bản thưởng được sử dung để in sách báo, tạp chí, văn phòng phẩm và các sản phẩm tương tự. So với các công nghệ in khác, in offset cực kì phù hợp để in số lượng lớn, chất lượng cao và không cần quá bảo quản nhiều. Các máy in offset hiện đại thường sử dụng hệ thống CTP (máy tính – bản in) thay vì CTF (máy tính – Film). CTP cho hình ảnh chất lượng cao hơn CTF đã lỗi thời.
Có 2 loại in offset: ẩm và khô. Offset ẩm có bản in sử dụng dung dịch thẩm thấu để điều chỉnh độ dính của mực in và bảo vệ vùng trống. Bản in offset khô sử dụng một lớp silicon kị mực để phủ lên vùng không ảnh.
Ưu, nhược điểm của in offset
Ưu điểm:
- In ra hình ảnh chất lượng cao và ổn định. In offset cho ra hình ảnh rõ và sắc nét một cách dễ dàng hơn các loại in khác.
- Bản in được chế tạo dễ dàng, nhanh gọn hơn.
- Bản in có tuổi thọ cao, cao hơn cả in thạch bản. Với bản in chất lượng, dùng mực và dung môi phù hợp, mỗi bản in có thể in được tới 1.000.000 lần.
- Giá thành thấp. In offset là kĩ thuật in ấn chất lượng cao với giá rẻ nhất.
- Có thể điều chỉnh lượng mực trên bản in bằng việc vặn ốc. Mực thừa được điều chỉnh bởi một lưỡi dao kim loại. Chỉ cần điều chỉnh những con ốc, người điều khiển máy có thể thay đồi khoảng cách giữa con lăn và lưỡi dao, tăng giảm lượng mực phủ trên trục in.
Nhược điểm:
- Chất lượng in hơi kém hơn kĩ thuật khắc ảnh quay (rotogravure) và khắc kẽm (Photogravure).
- Bản in bằng anod nhôm thường dễ oxy hóa và khu vực không có hình trên bản in thường không được chăm sóc khĩ lưỡng.
- Thời gian và chi phí chế tạo bản in và cài đặt máy không thấp. Vì vậy, một số sản phẩm in chất lượng cao chuyển sang máy in offset kĩ thuật số.
Mỗi công nghệ in đều có dấu hiệu nhận biết riêng, in offset cũng vậy. Dễ dàng nhận thấy chữ cái có góc nhọn và viền sắc nét. Có một khoảng cách nhỏ xung quanh các chấm mực. Các chấm mực thường có hình lục giác. Hình dạng khác cũng có nhưng ít thấy hơn.
Một số biến thể của máy in offset
Quy trình in offset có thể có một số tùy chỉnh. Một số máy in cho phép in 2 mặt giấy cùng một lúc. 2 trục in cùng màu được đặt thẳng nhau và giấy được đưa qua giữa 2 con lăn. Một số loại máy được thiết kế để áp lực giữa giấy và trục in được giữ cực kì ổn định. Nhược điểm của nó là chỉ có thể in được một màu. Cách in này thường được sử dụng để in các loại biểu mẫu, thư tín…

Cũng có loại máy in với các phần của máy có thể tháo và thay đổi. Máy có thể chuyển từ in một mặt qua in 2 mặt, thay đổi loại và kích thước của đầu vào… Bên cạnh đó cũng có biến thể của máy cạo hết phần mực cũ sau mỗi lần in, giữ cho mực in luôn mới và nguyên màu.
Một biến thể nữa của quy trình in, In offset khô. Biến thể này sử dụng một miếng nhựa dẻo làm bản in. Mực in được chuyển qua một tấm cao su trước khi in lên bề mặt in. Bề mặt in thường là các loại nhựa cứng như chai lọ, cốc nhựa…
Bản in
Bản in offset thường mỏng, dẻo và thường to hơn khổ giấy in. Có 2 loại nguyên liệu thường được sử dụng:
- Kim loại, thường là nhôm.
- Polyester. Rẻ hơn kim loại, thường dùng cho các sản phẩm in kích thước nhỏ hoặc vừa.
Công nghệ tạo bản in hiện nay thường là CTP thay cho CTF lạc hậu. Công nghệ mới này cho phép chế tạo bản in nhanh hơn, giảm thời gian chuẩn bị in, chi phí và tăng chất lượng in.

Máy in offset
Theo hệ thống nạp của máy, có thể chia máy in offset làm 2 loại: nạp từng tờ (sheet-fed) và nạp theo cuộn (Web-fed).
Máy in nạp tờ:

Giấy được nạp vào máy theo tờ và thường được dùng để in sách báo, tạp chí và một số loại in ấn thông thường khác. Với máy nạp theo tờ, in ấn được thực hiện trên mỗi tờ giấy lần lượt được nạp vào máy. Máy dùng một cơ chế căn chỉnh cơ học, bảo đảm các tờ giấy được in hình ảnh giống nhau ở vị trí giống nhau.
Máy in nạp cuộn:
Giấy in được nạp vào máy theo từng cuộn. Thông thường, mỗi cuộn có thể chạy được 5.000 – 10.000 lượt in. Máy thường dùng để in báo, catalog, sách… Có 2 loại máy lần lượt là offset nóng (heat-set) và offset lạnh (non-heat-set). Sự khác nhau của 2 loại này chỉ nằm ở cách làm khô mực. Với offset nóng, mực được làm khô bằng đèn sấy. Còn offset lạnh, mực được làm khô khi nó ngấm vào giấy in. Cũng có máy dùng quạt gió hay đèn UV để sấy khô mực.

Máy in nạp cuộn có lợi khi cần in nhiều, thường từ 10.000 đến 20.000 bản. Tốc độ cũng là yếu tố rất quan trọng. Và các máy in dạng này có thể in với tốc độ cao đến 900m/phút hoặc hơn. Bên cạnh tốc độ in, một số máy có chức năng tự động cắt, gập, đục lỗ.
So sánh:
Máy nạp tờ cho phép một lượng lớn giấy có cùng kích thước và quy cách chạy cùng một cài đặt. Thêm vào đó, giấy in lỗi có thể được sử dụng trong quá trình chuẩn bị, in thử trước khi chạy máy. Nhưng giấy lỗi này cũng có mang một số nhược điểm. Đại khái như các loại bụi có thể bị dính qua bản in và làm giảm chất lượng in.
Máy nạp cuộn có tốc độ in cao hơn, có thể lên tới 80.000 thành phẩm mỗi giờ. Với mỗi thành phẩm có chiều dài bằng chu vi của trục in. Nhược điểm của loại máy này là có kích thước cố định, không dễ thay đổi như một số phương pháp in khác.
Mực in
In offset thường sử dụng mực có độ nhớt cao. Các loại mực có thể được sử dụng với phương pháp in thạch bản có rất nhiều. Mỗi loại lại có ưu nhược điểm riêng. Chúng có thể mang các đặc tính như làm heat-set, energy-curable, UV-curable… Heat-set là loại mực phổ biến nhất, sử dụng nhiệt làm khô rồi mau chóng hạ nhiệt để mực kết tinh trên mặt giấy. Cold-set là loại mực dùng trên các mặt giấy không tráng phủ, mực này sẽ khô và ngấm vào giấy. Energy-curable là loại mực với chất lượng cao nhất, chúng được xử lí sau in bằng năng lượng ánh sáng. Loại mực này cần một số thiết bị chuyên dụng và được biết tới là loại mực đắt nhất dùng cho offset.
Trong công nghiệp
In offset trở thành hình thức in phổ biến nhất từ những năm 1950. Rất nhiều tiền đầu tư đổ vào phát triển máy in cỡ lớn và cũng góp phần định hình ngành công nghiệp in ấn. Sau đó, số lượng các máy in ít hơn nhưng kích thước lại tăng lên. Sự thay đổi này tăng số lượng màu có thể được in, điều mà trước đây cần chi phí rất cao. Các phát triển về bản in, mực và giấy in đã ngày càng hoàn thiện công nghệ in này. Độ bền bản in và tốc độ in đều được tăng cường và trở nên như chúng ta biết tới hiện nay. Và hiện giờ, in offset vẫn là công nghệ in ấn được sử dụng chủ yếu ở nhiều nơi trên thế giới.
Công ty CP CN Tâm Thành
Nhà máy PP: Ngọc Động – Đa Tốn – Gia Lâm – HN
Nhà máy phức hợp: Xóm Bãi – Uy Nỗ – Cổ Loa – Đông Anh – HN
Hotline : 0988 827 237 – 0913 481 898
Website: tamthanh.com.vn
Mail: tamthanhbaobi@gmail.com
Hotline
0988 827 237
Chăm sóc khách hàng
0913 481 898
Rất hân hạnh được phục vụ