In ống đồng – Gravure

In ống đồng là một trong những kĩ thuật in bao bì phổ biến nhất ở Việt Nam. Bởi vì sử dụng trục in kim loại mạ đồng mà có cái tên gọi in ống đồng. Đây là một công nghệ in ấn cho chất lượng in ấn khá cao nên rất được ưa chuộng.

In ống đồng

Rotogravure hay còn gọi tắt là gravure, ở Việt Nam còn được gọi là in ống đồng là một kĩ thuật in lõm. Hình ảnh in ấn sẽ được khắc lõm vào bản in. Cũng như các kĩ thuật in khác như flexo, offset, rotogravure cũng sử dụng chuyển động quay để tăng tốc độ in ấn nên bản in của nó cũng dưới dạng trục.

Trước đây, kĩ thuật này chủ yếu được dùng để in hình ảnh cho sách báo, tạp chí, postcard,… Về sau, nó cũng dùng để in trên bìa carton và một số loại bao bì khác.

máy in ống đồng
Máy in ống đồng

Lược sử kĩ thuật in gravure

Vào thế kỉ 19, một số phát kiến trong lĩnh vực nhiếp ảnh đã cho phép tạo ra các bản in tái tạo hình ảnh. Cụ thể, năm 1852, kĩ thuật tạo bản in dạng half-tones, một kĩ thuật cho phép mô phỏng lại sự chuyển đổi màu sắc liên tục trên những bức ảnh bằng những chấm kích thước cực nhỏ, đã xuất hiện.

Năm 1860, một nhà phát minh người pháp đã phác thảo máy in gravure theo cuộn đầu tiên. Doanh nghiệp in đầu tiên sử dụng kĩ thuật này khai trương năm 1895. Và tới năm 1906, những ấn phẩm in gravure đa màu đầu tiên xuất hiện trên thị trường.

Năm 1932, một khảo sát cho thấy những trang báo được in gravure là những trang được đọc nhiều nhất. Và đương nhiên, các tin quảng cáo ở những trang đó dễ được thấy nhất. Gravure cũng là kĩ thuật in được sử dụng trong ngành in điện tử.

Quy trình in gravure

Trong quy trình in gravure trực tiếp, mực in được phết trực tiếp lên trục in, sau đó trục in ép trực tiếp lên vật liệu in. Một đơn vị in của máy in có cấu tạo gồm:

  • Trục in (gravure cylinder) có đường kính thay đổi tùy theo bề mặt của sản phẩm.
  • Máng mực
  • Bộ dao điều chỉnh (doctor blade)
  • Inpression roller: ép vật in vào trục in.
  • Máy sấy: có nhiều loại máy sấy tùy theo loại mực sử dụng
cấu tạo máy in gravure
Cấu tạo một đơn vị in ống đồng

In gián tiếp, mực trên trục in được chuyển qua một trục trung gian trước khi in lên vật in.

Trục in

Tạo trục in là bước đầu tiên trong mọi quy trình in. Trục in gravure được tạo bằng cách khắc hình ảnh lên trục in dưới dạng các lỗ nhỏ (cell). Mỗi cell sẽ chứa lượng mực cần chuyển lên giấy (nhựa…). Độ sâu của mỗi cell tương ứng với độ đậm của màu sắc tương ứng. Cell càng sâu hay càng rộng thì màu càng đậm.

Tranh bằng halftone

Trục in thường được làm từ thép mạ đồng. Hình ảnh được khắc lên bằng laser hoặc công cụ kim cương hoặc hóa chất. Sau khi in thử và điều chỉnh, trục sẽ được mạ lại lần nữa bằng chrome.

Quy trình in gravure

Trong khi in, trục in sẽ được nhúng ngập một phần trong máng mực, để chứa mực vào các cell. Khi trục quay, mực sẽ bám trên mặt trục, tràn ra ngoài cell. Lúc này, bộ doctor blade có nhiệm vụ cạo bớt mực thừa trước khi trục in tiếp xúc với vật in.

Vật in sẽ bị ép giữa trục in và ipression roller, mực từ trục in được chuyển lên vật in. Impression roller ép vật in vào trục in, bảo đảm chúng tiếp xúc hoàn toàn. Cuối cùng, sau khi in, mực in phải được làm khô trước khi tới đơn vị in tiếp theo, nhận thêm lớp mực mới.

Hệ thống CMYK

Mỗi máy in gravure có nhiều đơn vị, mỗi đơn vị tương ứng với một màu. Thông thường sẽ là 4 màu theo định dáng CMYK (cyan – xanh lam, magenta – hồng sẫm , yellow – vàng, key – đen). Hoặc nhiều màu hơn tùy thuộc vào số màu trên thành phẩm.

Đặc điểm kĩ thuật in gravure

Gravure là một kĩ thuật in có thể chuyển rất nhiều mực lên vật in so với các kĩ thuật khác. Với mật độ của cells, gravure là kĩ thuật hoàn hảo để phục chế tranh ảnh nghệ thuật. Một điểm hạn chế của kĩ thuật này là bất cứ phần nào của hình ảnh cũng được thể hiện dưới dạng chấm, hoàn toàn có thể bị nhìn thấy bằng mắt thường.

 Lại nói, Gravure là một quy trình in công nghiệp cho chất lượng hình ảnh cao và ổn định. Tuy vậy, việc phải tạo mỗi trục in cho mỗi màu, chi phí đầu tư ban đầu là khá cao và không hợp khi in số lượng thấp. Với bao bì, các loại vật liệu có thể in gravure gồm: PE, PP, polyester, BOPP…

Khi in giấy, tốc độ in có thể lên tới 14m/s hoặc hơn. Phần lớn các máy in gravure là máy in cuộn chứ không phải in từng tờ. Để đạt hiệu quả cao nhất, người ta thường in cuộn dài và rộng, sau đó cắt thành từng phần cần thiết rồi mới gia công.

Ưu điểm

  • Có thể in trên nhiều loại màng mỏng như nilon, OPP, PE với độ dày đa dạng
  • Trục in có tuổi thọ dài, in được rất nhiều bản mà hình ảnh chưa biến dạng
  • Chi phí thấp khi in số lượng lớn

Nhược điểm:

  • Chi phí cao: để có lãi, số lượng phải in có thể lên tới hàng chục ngàn
  • Hình ảnh có thể bị vỡ (rasterized)
  • Thời gian làm trục dài

Kết

Hiện tại, in Gravure chỉ đứng sau offset và digital về chất lượng hình ảnh. Cộng thêm khả năng lưu trữ bản in thời gian dài, gravure rất được ưa chuộng với các doanh nghiệp muốn in một lượng sản phẩm lớn với chất lượng cao. Thêm vào đó, các công nghệ khắc ngày nay cũng cho phép tạo ra điểm ảnh với mật độ cao hơn, khiến cho hình ảnh ngày càng đẹp, tự nhiên hơn.

0988827237
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon