Mục lục
Đầu tiên, trước khi phân tích các vấn đề, hãy cùng hiểu rõ bao bì tái sử dụng là gì.
Theo chỉ thị 2018/852 của hội đồng liên minh châu âu, “bao bì tái sử dụng là bao bì được thai nghén, thiết kế và tung ra thị trường với vòng đời có thể gồm nhiều lần đóng gói lại, sử dụng lại với cùng mục đích mà nó được thiết kế”. Cũng theo đó, bao bì nào không được đặc biệt thiết kế với mục đích tái sử dụng hay được sử dụng lại với mục đích khác với ban đầu không được coi là bao bì tái sử dụng.

Người tiêu dùng nói chung rất có thiện cảm khi nghe về loại bao bì này. Nhưng thực tế, việc phát triển các giải pháp môi trường không đơn giản như vậy. Có nhiều tham số cần phải tính tới khi thiết kế các giải pháp môi trường.
Bao bì tái sử dụng có thể là lựa chọn đúng hay sai tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm: trọng lượng bao bì, quãng đường vận chuyển, phương pháp làm sạch và cả số lượng vòng tái sử dụng lý tưởng. Trên hết, tái sử dụng hay không còn tùy thuộc vào loại ảnh hưởng môi trường cần giảm thiểu. Hầu hết các nghiên cứu đều dùng chỉ số đánh giá chính là lượng CO2 hay carbon footprint (dấu carbon). Tuy nhiên còn một chỉ số cũng quan trọng không kém là water footprint (hay dấu nước).
Dấu nước (warter footprint)

Sự thiếu nước cũng là một nhân tố quan trọng trong quá trình thiết kế các giải pháp môi trường. Sự thay đổi lượng nước theo mùa, thiếu nước dài hạn hay việc tiêu thụ nước quá mức đã và đang gây căng thẳng ở nhiều khu vực. Các loại nguyên liệu khác nhau sẽ tạo dấu nước khác nhau khi sản xuất bao bì. Dấu nước được tính bởi lượng nước sạch tiêu thụ khi sản xuất và độ ô nhiễm của nước thải. Và đương nhiên, nó cũng nên được áp dụng cho cả vật liệu polymer từ nguyên liệu sinh vật.
Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhìn vào 2 ví dụ sau:
Khi tái sử dụng bao bì không cần quá trình làm sạch:
Với bao bì, hộp chứa và các loại vật phẩm chỉ cần kiểm tra đơn giản. Độ sạch có thể được kiểm tra bằng mắt là sẵn sàng tái sử dụng. Chúng có thể được dùng đi dùng lại nhiều lần. Lợi ích của bao bì như vậy sẽ lớn hơn rất nhiều so với bao bì dùng một lần.
Trong trường hợp như vậy, quãng đường vận chuyển sẽ ảnh hưởng tới lượng khí thải CO2. Và đây cũng là nhân tố chính lựa chọn bao bì dùng một lần hay bao bì tái sử dụng.
Khi cần làm sạch trước khi tái sử dụng:
Với những bao bì cần làm sạch, cần phải cân nhắc thêm các công đoạn làm sạch như: cọ, rửa, lượng chất tẩy rửa cần dùng, lượng nước và năng lượng tiêu thụ.
Trong trường hợp này, số vòng tái sử dụng để bao bì đạt lợi ích dao động rất lớn. Và có ít doanh nghiệp nhìn bao bì tái sử dụng dưới góc độ này.
Giữa sự nóng lên toàn cầu và sự thiếu nước sạch, chúng ta phải tìm được một giải pháp cân bằng. Mỗi giải pháp được đưa ra cần phải ước lượng được các chỉ số môi trường. Không thể nào đợi chúng được ra mắt trên thị trường mới làm đánh giá vòng đời (Life Cycle Assessment) được.
Dưới đây là một số so sánh giữa chai thủy tinh 1 lít và chat nhựa PET nguyên sinh dùng một lần:
- Quá trình sản xuất chai từ thủy tinh thải ra 0.318kgCO2e/kg
- Quá trình sản xuất chai PET thải ra 3.270kgCO2e/kg
- Số vòng tuần hoàn tối thiểu nếu không tính quá trình vận chuyển: 5
- Số vòng tuần hoàn tối thiểu khi tính cả quá trình vận chuyển: 7 (xe 3.5 tấn trên quãng đường 20km) và 16 (xe 3,5 tấn trên quãng đường 60m) cả đi và về.
- Số vòng tuần hoàn để đảm bảo ích lợi cho việc sử dụng nước: 180
Những con số trên được dựa theo dấu carbon và dấu nước của nguyên vật liệu, khí thải CO2 khi vận chuyển và nước, năng lượng trong các bước làm sạch. Chúng chưa tính tới các bước xử lý khi kết thúc vòng đời sản phẩm. Dù trên lý thuyết cả 2 vật liệu đều có thể được tái chế.
Thêm vào số vòng tuần hoàn tối thiểu, số vòng khả thi theo lý thuyết (trước khi bao bì hỏng tới mức không thể sửa chữa) cũng cần được cân nhắc trước khi xác nhận tính khả thi của giải pháp.
Tổng kết lại, bao bì tái sử dụng là một giải pháp tốt. Thế nhưng không phải chỗ nào cũng có thể áp dụng giải pháp này. Cần phải có sự đánh giá, ước lượng số vòng tái sử dụng tối thiểu sao cho có lợi cả về lượng khí thải CO2 và dấu nước trước khi áp dụng giải pháp bao bì tái sử dụng.