Mục lục
Nhựa là một loại vật liệu rẻ, nhẹ, bền và đa dụng. Vì khả năng sản xuất hàng quy mô công nghiệp ở nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau mà nó ngày càng được ưa chuộng. Số lượng các sản phẩm nhựa ngày càng nhiều hơn. Và với lượng nhưa tăng cao, ô nhiễm môi trường cũng tăng theo. Kèm theo đó là những thiệt hại về môi trường, kinh tế và xã hội.
Thực trạng tái chế
Các chính phủ và những người nắm quyền quyết định trong chuỗi giá trị của đồ nhựa đã và đang ủng hộ sự mở rộng của hệ thống tái chế. Tái chế được sử dụng như một phương thức giảm lượng nguyên liệu nhựa nguyên sinh. Còn chi phí tái chế thì được coi như một loại phí chìm. Nhiều doanh nghiệp đã cam kết như: “sản phẩm làm từ nhựa tái chế 100%”, “chứa ít nhất 25% nguyên liệu tái chế trong sản phẩm” hoặc ủng hộ việc tái chế theo nhiều cách khác nhau. Họ làm điều đó nhằm tăng tỉ lệ tái chế hiện nay, đang ở mức chỉ 15%.

Nhưng trong khi đúng là tái chế là phần rất quan trọng và chúng ta chắc chắn phải theo đuổi mục tiêu tái chế, chúng ta không thể nào vượt qua khủng hoảng nhựa chỉ với tái chế. Theo các nghiên cứu ước tính, kể cả khi mở rộng các hệ thống thu gom và tái chế ngay từ bây giờ ở quy mô lớn nhất mà nền kinh tế cho phép, lượng ô nhiễm rác thải vẫn sẽ tăng thêm 40%. Đặc biệt là ở phía nam bán cầu, nơi mà cơ sở hạ tầng bị hạn chế nhất. Nói một cách đơn giản thì nếu chỉ tập trung vào tái chế, tốc độ triển khai của chúng ta sẽ không bao giờ đuổi kịp tốc độ ô nhiễm nhựa.
Nhân tố ảnh hưởng tới khả năng phát triển
Tốc độ tăng trưởng của tái chế bị ảnh hưởng bởi khá nhiều nhân tố. Đầu tiên chính là tốc độ chúng ta có thể mở rộng các hệ thống thu gom, tái chế. Để hệ thống thu gom toàn cầu đáp ứng tốc độ ô nhiễm cần 500.000 người hoạt động thường xuyên mỗi ngày cho tới năm 2040. Bên cạnh đó, dân số chủ yếu sống ở các nước có thu nhập trung bình trở xuống. Ở những nước đó, thường có rất nhiều vấn đề hạn chế thu gom rác thải. Ở những nước đó, nguồn vốn có thể huy động là khá ít ỏi. Ngoài ra, đó cũng là nơi có nhiều khu nông thôn với cơ sở hạ tầng giao thông hạn chế. Một điều chắc chắn gây khó khăn và tốn kém cho khâu vận chuyển.

Thêm vào đó, thâm hụt chuỗi giá trị có thể lên tới 42%. Tái chế vật lý chỉ có thể làm 3 – 5 lần trước khi vật liệu hư hỏng hoàn toàn. Tái chế hóa học cũng có một số thách thức. Rác thải thì vẫn cần được thu gom. Còn các công nghệ tái chế hóa học hiện nay hầu hết đều không tạo ra đủ lợi nhuận để chi trả hoạt động thu gom. Bên cạnh đó, chuyển đổi hóa học cũng có thâm hụt trong các quá trình. Nó cũng không thể xử lý vật liệu bị nhiễm bẩn quá nặng. Và như đã nói, ở nhiều nơi trên thế giới, hiệu quả kinh tế của nó là quá thấp.
Kết luận
Để phát triển bền vững, con người không phải chống lại nhựa. Thứ chúng ta cần chống lại là việc ô nhiễm nhựa. Vì vậy, ta cần hiểu rõ rằng mở rộng hệ thống thu gom, tái chế là cực kì cần thiết. Nó cũng là nền tảng của kinh tế tuần hoàn. Thế nhưng chỉ như thế là không đủ để ngăn chặn ô nhiễm nhựa với các hạn chế về nguồn vốn và chính sách hiện nay. Và kể cả khi triển khai đầy đủ, chúng ta vẫn sẽ phải nhận 56% tăng trưởng khí nhà kính và 125% lượng tiêu thụ tính tới năm 2040.
Vì vậy, cần phải phối hợp tái chế với các biện pháp giảm thiểu và thay thế. Theo như ước tính, các giải pháp thay thế và giảm thiểu có thể đẩy lùi sự tăng trưởng của nhựa lại trong khoảng 20 năm. Vấn đề còn lại chỉ là mở rộng hệ thống tái chế đủ để xử lý khối lượng rác thải như hiện nay.