Bao bì, túi PP dệt có chống nước không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người dùng và nhà sản xuất quan tâm.
Nếu chỉ là PP dệt, thì không. Manh PP dệt được tạo thành từ nhựa được kéo sợi và đan lại. Do chỉ là đan mà không kết dính, các sợi ở giữa sẽ có khoảng cách. Chất lỏng có thể lọt qua những khoảng này, nên manh PP dệt không có khả năng chống nước.
Tuy nhiên, do yêu cầu đặc biệt về bao bì của các ngành công nghiệp hóa chất, xi măng, phân bón, đường… một lượng lớn bao PP dệt cần phải có khả năng chống nước. Hiện tại, có 2 loại bao bì PP dệt có khả năng chống nước được bán trên thị trường. Một loại thêm một lớp lót chống nước ở bên trong, như một lớp túi bằng HDPE. Một loại khác thì tráng phủ thêm một lớp nhựa mỏng bên ngoài manh PP dệt.
Cách chống nước cho bao PP dệt
Với loại thứ nhất, yêu cầu về thiết bị và cách làm rất đơn giản. Vốn đầu tư cũng không cao và ứng dụng của nó cũng rất rộng. Bao bì bên trong và bên ngoài là tách biệt. Bên trong thường là túi nhựa thổi cắt nhiệt, như HDPE, LDPE. Bên ngoài là bao PP dệt bình thường. Túi lót thường dài hơn bao bên ngoài. Vì vậy, khi đóng hàng, chênh lệch giữa 2 lớp dễ dàng làm lớp bên trong bị hỏng.

Trước đây, 2 lớp bao cần được lồng vào nhau, miệng tải cần được xếp lại mới may được. Vì vậy mà năng suất rất thấp và nhân lực bị lãng phí nhiều. Một công nhân có tay nghề chỉ có thể hoàn thành khoảng 1000 bao/ngày và chỉ có thể khâu được khoảng 300 bao/ngày. Hiện tai, với dây chuyền tự động hóa, cắt và khâu bao là hoàn toàn tự động. Với công nghệ và kĩ thuật ngày càng hoàn thiện, năng lực sản xuất được tăng cường rất nhiều.

Với loại bao PP dệt có tráng phủ, cần phải qua một lớp tráng. Lớp này dày từ 0,02 – 0,04mm phủ lên mặt ngoài lớp PP dệt. Hoặc, có thể ghép thêm một lớp BOPP bên ngoài lớp tráng, tăng khả năng chống nước hơn nữa. Trong khi tráng, nhiệt độ lên tới 300°C. Nhiệt độ này làm giảm độ đàn hồi, tăng độ giòn của lớp PP dệt, làm bao dễ bị hỏng khi rơi từ trên cao.