Quy định pháp luật về bao bì, nhãn sản phẩm

Bao bì, nhãn sản phẩm là một phần quan trọng của sản phẩm. Chúng được coi là bộ mặt của sản phẩm trên thị trường, khi đối diện với người mua. Vì vậy, để tránh việc đưa thông tin sai lệch hay nội dung không phù hợp với văn hóa đại chúng, gây tranh chấp…. chính phủ đã đưa ra nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa, bao bì sản phẩm.

Nghị định áp dụng cho những đối tượng nào?

Nội dung nghị định áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam. Bao gồm cả các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, cơ quan nhà nước và các đơn vị liên quan.

Các mặt hàng cần phải tuân thủ nghị định gồm tất cả các mặt hàng trừ danh sách sau:

  • Bất động sản
  • Hàng tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, trung chuyển…
  • Hành lý người xuất nhập cảnh
  • Hàng hóa tịch thu bán đấu giá
  • Thực phẩm tươi sống hoặc chế biến bán trực tiếp cho người tiêu dùng
  • Nhiên liệu, nguyên liệu (nông, thủy, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, cát, vôi, sỏi, đá), phế liệu bán trực tiếp
  • Xăng, dầu, khí,… đựng trong container, tec
  • Hàng đã qua sử dụng
  • Hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa
  • Hàng hóa an ninh quốc phòng, chất phóng xạ, phương tiện giao thông, hàng cứu trợ…

Quy định về nhãn hàng hóa, bao bì sản phẩm

Quy định về nhãn chính của sản phẩm

Nhãn phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì ở vị trí dễ thấy nhất. Có thể nhìn thấy đầy đủ mà không phải tháo rời các phần của hàng hóa. Nội dung trên nhãn, bao bì phải tuân thủ đúng các quy định về đo lường. Chiều cao chữ không được thấp hơn 1.2mm hoặc 0.9mm với các bao bì có bề mặt (một mặt) nhỏ hơn 80cm2.

Màu sắc, chữ và số phải rõ ràng. Các nội dung bằng chữ thì phải tương phản với màu nền. Ngôn ngữ của nhãn, bao bì phải được ghi bằng tiếng Việt. Trong trường hợp hàng nhập khẩu, cần thêm nhãn phụ bằng tiếng Việt với nội dung tương ứng với nhãn gốc. Các nội dung được ghi bằng ngôn ngữ khác:

  • Tên của thuốc dùng cho người.
  • Tên hoặc công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc.
  • Tên thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa.
  • Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.

Quy định về nhãn phụ

Nhãn phụ ngoài trường hợp bên trên còn được dùng với hàng xuất khẩu bị hoàn trả. Nhãn này phải được gắn ở nơi dễ thấy, không che đi nội dung trên bao bì, nhãn gốc. Nội dung là bản dịch hoặc/và bổ sung các nội dung bắt buộc còn thiếu. Với các mặt hàng như linh kiện dùng trong bảo hành, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm,… không bán ra thị trường thì không cần nhãn phụ.

Trên đây là những nội dung quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, bao bì sản phẩm. Hi vọng bài viết mang tới kiến thức thiết thực cho bạn đọc dưới tư cách cả khách hàng và doanh nghiệp.

0988827237
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon