Mục lục
Quan ngại về vấn đề môi trường quanh việc rác thải ngày càng tăng. Các chuyên gia và doanh nghiệp đã đưa ra nhiều phương án giải quyết vấn đề này. Trong số đó, một giải pháp nổi lên có thể giải quyết phần lớn khả năng ô nhiễm môi trường. Một loại vật liệu có tính năng, ngoại hình y như các loại nhựa thông thường nhưng có khả năng phân rã sau khi đã hoàn thành sứ mệnh.
Thách thức
Mối quan tâm hàng đầu với nhựa tự phân hủy là quá trình xử lí sau khi dùng. Nếu như để nó lẫn vào với rác tái chế, nó sẽ gây rối quy trình và giảm chất lượng sản phẩm tái chế. Với hệ thống thu hồi, phân loại và tái chế hiện nay, do đã được cải tiến sao cho có hiệu quả tốt với các loại vật liệu hiện thời, việc có một loại vật liệu mới sẽ mang tới kha khá rắc rối.

Các vật liệu thường được tái chế hiện nay gồm PET, thủy tinh, kim loại và giấy. Vật liệu mới khi đi vào có thể bị phân loại sai hoặc khiến hệ thống không thể nhận dạng các vật liệu khác. Chỉ một lượng nhỏ vật liệu tự phân hủy là đủ để ô nhiễm cả dây chuyền. Từ đó, hủy hoại một lượng lớn vật liệu tái chế.
Sản phẩm nào nên có tính năng tự phân hủy?
Chìa khóa quan trọng của ngành vật liệu tự hủy chính là tìm những khoảng trống mà hệ thống thu gom và tái chế thấy khó khăn.
Đơn cử như các loại đồ nhựa dùng một lần. Chúng thường đựng đồ ăn, thức uống nên dễ bị vứt khi còn lẫn với nhau. Loại đồ này thường không được chấp nhận bởi các trung tâm tái chế và phải đem chôn. Khi này, đồ ăn sẽ bị phân hủy yếm khí thành methane.
Đây là một vấn đề không thể coi thường. Khí methane là một loại khí nhà kính. Việc tăng lượng khí methane trong không khí sẽ đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu. Nhiều nhà nước trên thế giới đã đồng thuận với việc thu gom, phân loại và xử lý rác thực phẩm để hạn chế vấn đề này.
Từ những vấn đề trên, một số mảng mà bao bì tự hủy có thể đạt được thành công như:
Các loại hộp, ống và khay
Một trong những trường hợp mà bao bì tự phân hủy có thể phát huy là các loại bao bì đựng các loại thực phẩm dễ bị dính hoặc dư lại trước, trong và sau khi sử dụng. Như các loại hộp đựng, ống tuýp, khay đựng… Thêm vào đó, những loại thực phẩm dính vào thường rất khó rửa sạch.

Thay vào những loại nhựa thông thường, một khay đựng phân hủy được có thể được vứt chung vào thùng rác hữu cơ, rác thực phẩm. Hay tùy chủng loại vật liệu mà có thể ủ thành phân bón cùng thực phẩm và lá cây. Giải pháp này sẽ làm giảm số lượng khay phải vào các bãi chôn tập chung. Kéo theo đó, lượng thực phẩm lẫn vào dây chuyền tái chế cũng giảm mạnh.
Bao bì bao gói trực tiếp thực phẩm
Màng bọc trực tiếp bên ngoài là một trong những đặc điểm thường thấy ở các loại thực phẩm ngoài siêu thị. Chúng được bọc trên mọi loại đồ ăn, từ đồ ăn tươi tới các khay thức ăn đã chế biến. Tuy nhiên, những bao bì này có độ thách thức rất cao – và thường tốn kém hơn – khi tái chế. Vì chúng rất dễ bị dính với nhau hoặc các vật liệu tái chế loại khác.

Làm chúng với vật liệu tự phân hủy sẽ khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Nhất là với các sản phẩm dễ dàng dính thức ăn.
Những sản phẩm thường bị ủ thành phân bón hữu cơ
Có những sản phẩm thường sẽ kết thúc vòng đời của mình ở các thùng ủ phân bón hoặc thùng rác hữu cơ dù chúng cũng chứa một số thành phần nhựa không thể phân hủy. Tiêu biểu như túi lọc trà, nhãn dán trên hoa quả… thường bị người tiêu dùng vứt bỏ sau khi sử dụng cùng với bã trà và vỏ hoa quả.
Trong trường hợp như vậy, nếu những bao bì, miếng dán này được làm bằng vật liệu tự phân hủy thì chất lượng phân bón ủ ra sẽ được cải thiện rất nhiều.
Đánh nhãn bao bì đúng cách
Nâng cao ý thức của người tiêu dùng về cách xử lý rác thái chính xác là rất quan trọng. Những nhà sản xuất sử dụng nhựa tự phân hủy nên đánh dấu sản phẩm rõ ràng. Tốt nhất nên có hướng dẫn người tiêu dùng cách xử lý chính xác. Tránh việc vật liệu tự phân hủy không được xử lý đúng cách, gây ô nhiễm môi trường hoặc ô nhiễm quy trình tái chế.

Không phải vật liệu tự phân hủy nào cũng có thể phân hủy trong môi trường tự nhiên. Nhiều vật liệu được đóng mác tự phân hủy hiện giờ chỉ có thể phân hủy hoặc chỉ phân hủy một cách hiệu quả trong môi trường kiểm soát tốt hoặc cần một số chất xúc tác.
Doanh nghiệp cũng cần để ý sự khác biệt của luật pháp và hệ thống tái chế của các khu vực cũng không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy cần điều chỉnh những hướng dẫn của mình một cách chính xác. Trên bao bì thay vì ghi những dòng như “100% tự phân hủy” nên in những hướng dẫn xử lý cụ thể.
Kết
Vật liệu tự phân hủy là một bước tiến mới và thú vị trên thị trường bao bì nhựa. Tuy nhiên, với mỗi thay đổi vật liệu cần có sự điều chỉnh và cân nhắc kĩ lưỡng. Thêm vào đó, doanh nghiệp chuyển đổi cần có nhà cung cấp có trách nhiệm và kinh nghiệm để giảm thiểu tối đa các nguy cơ tiềm tàng.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần được tư vấn bởi các nhà cung cấp, bên giám định về việc đánh dấu, tạo nhãn dán để bảo đảm sản phẩm được chấp nhận bởi các đại lý bán lẻ, được coi trọng bởi người tiêu dùng và nhận được sự tin cậy của bất cứ ai quan tâm tới các vấn đề môi trường.