7 câu hỏi thường được hỏi về bao bì thực phẩm

1 – Ăn đồ ăn quá hạn có an toàn không?

Nếu trên bao bì thấy có “hạn sử dụng”, hoặc “sử dụng trước ngày” không có nghĩa là sau ngày đó thì thực phẩm không an toàn nữa. Nếu chỉ mới quá hạn 1, 2 ngày và thực phẩm chưa có dấu hiệu hư hỏng thì nó vẫn hoàn toàn có thể ăn được.

Hạn sử dụng trên bao bì

Đương nhiên, nó còn phụ thuộc vào điều kiện bảo quản. Bảo quản trong ngăn đá, tủ lạnh sẽ bảo đảm hơn so với cất giữ bên ngoài. Bên cạnh đó, nếu bao bì chưa được mở cũng đảm bảo hơn.

Nếu còn băn khoăn, bạn có thể tìm các hướng dẫn trên mạng về thời gian các loại thực phẩm còn có thể sử dụng sau khi quá hạn. Một số sẽ hướng dẫn cả cách bảo quản thực phẩm và thời gian bảo quản cụ thể.

2 – Vì sao bao bì phồng lên?

Hầu hết các loại thực phẩm đều có mang vi khuẩn. Trong quá trình bảo quản, một số loại vi khuẩn phát triển và thải ra các loại khí ga. Đây chính là nguyên nhân mà bao bì bị phồng lên. Nhiệt độ có thể tác động tới tốc độ phát triển của những loại vi khuẩn này. Vì vậy, để tránh vi khuẩn phát triển, tủ lạnh nên được giữ ở khoảng từ 0 – 5OC.

Một số loại bao bì thịt, cũng có thể có khí bên trong. Trong trường hợp này, có khả năng nó không phải dấu hiệu nguy hiểm. Một số loại thịt được đóng gói với các loại khí thay thế (thường là CO2 hoặc N2). Đây là một công nghệ đóng gói cũng nhằm mục đích kéo dài thời gian bảo quản.

Nếu bạn không chắc chắn thực phẩm còn bảo đảm không, bạn nên kiểm tra:

  • Thực phẩm đã quá hạn sử dụng chưa?
  • Bao bì có bị mở không?
  • Thực phẩm có mùi lạ không?

Nếu thực phẩm có bất cứ dấu hiệu nào trong 3 dấu hiệu trên, tốt nhất bạn nên vứt nó đi ngay lập tức.

3 – Khay/hộp đựng thực phẩm có vi sóng được không?

Dùng lò vi sóng với các loại nhựa có thể giải phóng một số chất độc hại như BPA, phthalates (pfas) vào đồ ăn, thức uống. Vì vậy, bạn nên tránh không vi sóng các loại đồ nhựa. Trừ một số đồ nhựa được chứng thực và gắn mác microable.

Một số biểu tượng cho bao bì có thể sử dụng với lò vi sóng

Những sản phẩm nhựa với biểu tượng lò vi sóng trên nhãn có thể sử dụng được trong lò vi sóng. Biểu tượng này thường được sử dụng cho các sản phẩm nhựa dùng nhiều lần và an toàn khi sử dụng với lò vi sóng.

4 – Bao bì loại nào có thể tái chế?

Hầu hết mọi loại nhựa đều có thể tái chế, đặc biệt là các sản phẩm từ polyethylene. Các sản phẩm giấy, carton đều có thể tái chế. Kể cả khi có nhựa lẫn vào (như băng keo trên hộp carton).

Mọi loại màng bọc từ polyethylene đều có thể tái chế. Mọi loại nhựa khác không phải PE thường được chỉ định là rác thải thông thường (đi chôn).

5 – Bao bì thực phẩm nào có chứa pfas?

Phthalate (pfas) là hóa chất được thêm vào để polymer được tăng cường độ bền và độ dẻo. Nó thường có trong các loại bao bì cần chống sự thẩm thấu của dầu và nước.

Người tiêu dùng thường lo lắng khi nghe nó có trong bao bì vì một nghiên cứu chỉ ra khả năng nó có liên hệ với một số tình trạng bệnh lý khi tiếp xúc với nó trong thời gian dài. Một số bệnh được chỉ ra trong nghiên cứu bao gồm ung thư thận hay bệnh tuyến giáp.

Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ xác suất và độ nguy hiểm của tiềm năng gây bệnh của các loại nhựa này.

Nếu các bạn muốn hạn chế tiếp xúc với pfas, chúng thường có trong các loại giấy gói như giấy gói hamburger hay sandwich, hộp đựng pizza, hộp bỏng ngô và cả cốc giấy.

6 – Bao bì có lây truyền COVID không?

Trong khi đúng là virus corona có thể sinh tồn trên bề mặt các vật liệu bao bì, khả năng COVID lây truyền qua thư và bưu kiện là khó có thể xảy ra.

Tiếp xúc gần với người bệnh vẫn là con đường chính để virus lây lan. Điều này có nghĩa là thực hiện dãn cách, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và các bề mặt tiếp xúc thường xuyên vẫn là những cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi COVID-19.

7 – Có bao bì ăn được không?

Câu trả lời ngắn gọn là có. Tuy rằng loại bao bì này mới chỉ trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển.

Hiện tại, chỉ một số lượng nhỏ các nhà phát minh đang tìm cách biến một số đồ ăn như rong biển, khoai tây hay protein sữa thành vật liệu bao bì ăn được. Tuy nhiên, số lượng những nhà phát mình tìm tòi trong lĩnh vực này đang tăng dần lên.

Cốc cà phê ăn được của KFC

Năm 2019 tại Marathon London, những người tình nguyện đã phát các túi đồ uống thể thao nhỏ với bao bì ăn được. Doanh nghiệp như Lush cũng có những thử nghiệm với loại bao bì này với sản phẩm đậu phộng được đóng gói bằng bao bì ăn được làm từ mầm rau củ.

Mặc dù có những trường hợp thành công trên, hiện tại vẫn chưa thế kết luận liệu bao bì ăn được có trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai ngành công nghiệp bao bì thực phẩm hay không.

0988827237
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon