Mục lục
Ngành công nghiệp bao bì mềm hiện đang đứng ở một trong những ngã rẽ quan trọng nhất lịch sử. Một con đường dẫn tới tương lai bất định và kém bền vững. Con đường còn lại, khó khăn và phức tạp hơn nhưng lại có thể tăng cường vai trò của bao bì trong việc giảm lượng rác thải thực phẩm.

Theo con đường thứ 2 này, có 4 “khúc cua” quan trọng cần phải đi qua.
Khúc 1: Đại diện cho sự bền vững
Tính toán khả năng ngăn chặn lãng phí thực phẩm của bao bì mềm.
- Tác động tới môi trường của ngành công nghiệp thực phẩm phải được tính lại. Chúng phải bao gồm tác động xấu của việc lãng phí thực phẩm và tác động giảm thiểu khi bao bì giúp thực phẩm ít bị lãng phí hơn.
- Giải pháp bao bì chống lãng phí thực phẩm hiện có rất nhiều. Với mỗi loại thực phẩm riêng biệt đều đã có các giải pháp được tối ưu.
- Sử dụng bao bì mềm cho sản phẩm thường đại diện cho R đầu tiên trong 3Rs (Reduce – Reuse – Recycle). So với bao bì cứng, bao bì giấy, bao bì mềm đã giảm thiểu lượng nguyên vật liệu bao bì sao cho hiệu quả nhất với vòng đời của sản phẩm.
Khúc 2: Dẫn lối cho thương hiệu
Nhắm tới việc tạo ra một hệ thống kết hợp chống lãng phí thực phẩm và khả năng phát triển bền vững bằng cách tạo ra “hành lang” cho các thương hiệu theo lối.
- Tác động tới môi trường của ngàng công nghiệp thực phẩm sẽ giảm đi đáng kể. Việc tạo một hệ thống thực phẩm bền vững là một trong những trọng điểm cần nhiều sự chú ý.
- Các giải pháp bao bì cho nhiều dòng thực phẩm hay cho một loại thực phẩm riêng biệt đã và đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng cho sản phẩm của mình. Vì thế, người tiêu dùng được tiếp xúc nhiều hơn và quen thuộc hơn với các công nghệ bao bì. Sự thành công của các tiền lệ cũng sẽ giúp nhiều doanh nghiệp tin tưởng và chuyển đổi hơn.
- Theo chiều hướng khác, sự lựa chọn của các doanh nghiệp cũng sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp bao bì phát triển mạnh mẽ hơn.
Khúc 3: Đầu tư phát triển hệ thống tái chế và nghiên cứu
Mục tiêu là tạo ra và chia sẻ các nền tảng kiến thức để chuyển giao công nghệ nhanh chóng.
- Khi chuyển đổi cấu trúc bao bì, một nền tảng kiến thức cơ bản là rất trọng yếu. Một kho phương án giải quyết vấn đề cũng sẽ đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi và tăng cường nhận thức về các hệ quả kéo theo.
- Đầu tư nghiên cứu công nghệ và vật liệu để tăng thời gian bảo quản thực phẩm của bao bì. Hoặc những nghiên cứu tích hợp các công nghệ khác như vào với những công nghệ bảo quản hiện có. Hay ứng dụng công nghệ bao bì thông minh để tính toán, chỉ ra thời gian còn có thể bảo quản của thực phẩm.
Khúc 4: Lập pháp
Đưa các khâu xử lí rác thải bao bì sau khi tiêu dùng vào luật pháp.

- Các doanh nghiệp cần kéo dài dịch vụ của mình tới thu gom, phân loại và tái chế rác thải. Đây là chuyện nên làm với mọi doanh nghiệp. Càng nên làm hơn nếu các loại nhựa nói chung và màng nhựa nói riêng không nằm trong chương trình tái chế của chính quyền.
- Việc tái chế, tái sử dụng bao bì sẽ làm giảm mạnh tác động xấu tới môi trường. Tái chế, tái sử dụng, tái đóng gói là phần quan trọng nhất để ngăn chặn tác động xấu của bao bì với môi trường. Môi trường sẽ không bị ô nhiễm nếu bao bì không rời vòng tuần hoàn. Chi phí và năng lượng tái chế, tái đóng gói cũng thấp hơn rất nhiều so với sản xuất mới.
- Cuối cùng, ngành công nghiệp bao bì cũng phải nỗ lực loại bỏ các chất tiềm năng gây hại như phtalates, per- và polyfluoroalkyl (PFAS), perchlorate… Các chất được liệt kê ra đây có chất có thể gây bệnh như là dị ứng và ung thư. Bên cạnh đó, một số chất có thể gây khó khăn cho quá trình tái chế.
Đi trên con đường này, những khúc cua như trên là không thể bỏ qua. Một khi đi trật, không những làm giảm tính năng bảo quản thực phẩm của bao bì, cả ngành công nghiệp bao bì mềm cũng có nguy cơ mất ổn định.