Dự đoán các xu thế bao bì xanh năm 2023

Vậy là năm 2022 đã đi qua. Năm mới là thời điểm để ngồi lại và lên kế hoạch hành động cho năm nay. Cũng như các năm gần đây, phát triển bền vững cùng môi trường là một xu thế đã, đang và sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh. Nhất là trong tình hình thế giới hiện giờ, khi dầu mỏ – nguyên liệu chính sản xuất nhựa, ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay đã không đủ để sản xuất năng lượng và sưởi ấm.

1. Sử dụng các vật liệu thay thế

Việc sử dụng các vật liệu thay thế sẽ tiếp tục được các doanh nghiệp áp dụng. Hàng loạt bao bì nhựa đã và đang được thay thế dần bởi bao bì giấy. Nguyên nhân một phần lớn nằm ở nhận thức sai lầm của người tiêu dùng. Nhiều người cho rằng vật liệu như giấy có ưu điểm dễ tái tạo, tái chế hơn so với nhựa.

Một số vật liệu thay thế nhựa truyền thống

Hiện nay, sau đại dịch, khi sự phát triển của thương mại điện tử dẫn tới số lượng hộp giấy được sử dụng để đóng gói hàng hóa tăng theo. Cùng với đó, do cần cắt giảm chi tiêu, nhiều người bán chúng cho các trung tâm tái chế. Vì vậy, lượng giấy trong vòng tuần hoàn tăng cao, khiến giá cả ở mức thấp. Tại Mỹ, giá carton hiện nay ở mức 37.5USD/tấn trong khi năm ngoái là 172.5USD/tấn.

Bên cạnh đó, sự tăng trưởng này có thể coi là điều bình thường với nhiều nguyên do. Một trong số đó là nhận thức của người tiêu dùng như đã nói. Một phần còn lại là do các tổ chức, doanh nghiệp khó lòng đạt được mục tiêu tái chế tối thiểu trước năm 2030 như đã đặt ra.

Thế nhưng, vẫn có những vấn đề mới đang nảy sinh.

Các bao bì phức hợp giấy-nhựa đều không đạt các tiêu chuẩn tái chế. Hay nói cách khác, tái chế chúng là cực kì khó khăn và lãng phí. Chúng bao gồm các loại chai giấy lót túi nhựa bên trong, túi từ hỗn hợp sợi giấy-nhựa,…

Tất cả những gì giải pháp trên không hề giải quyết được các vấn đề môi trường. Chúng thường chỉ có thể làm dịu tâm thức của những người tiêu dùng. Trong dài hạn, những loại túi này cũng sẽ giống như những loại túi tự nhận có khả năng tái chế nhưng không thể hoặc không được chấp nhận tại các cơ sở tái chế. Và hiện tại, việc có mặt các loại túi tự phân hủy tạo thêm cho các cơ sở tái chế hóa học thời gian hoàn thiện công nghệ và thiết bị để tái chế trên quy mô công nghiệp.

2. Các tuyên bố về tính năng tự phân hủy sẽ dần ít đi

Hiện giờ, hầu hết chúng ta đều đã dần nhận ra bao bì tự hủy hầu như không có vai trò gì đáng kể bên ngoài dịch vụ thực phẩm. Vật liệu tự hủy thuộc loại vật liệu không thể tuần hoàn. Nghĩa là chúng chỉ có thể được sử dụng trong một vòng đời. Vì thế, khả năng phát triển của chúng không thể được mở rộng. Và trên hết, với các doanh nghiệp, chúng hầu như không có lợi ích về kinh tế.

Đã tới lúc để thực tế xua tan các ảo tưởng. Bao bì tự hủy đang tuột dốc rất nhanh vì những lý do sau:

  • Hoạt động phân hủy, chôn rác tại nhà không được thực hiện đủ nhiều để tạo ra sự khác biệt.
  • Phân hủy công nghiệp vẫn mới trong giai đoạn hình thành.
  • Các cơ sở tái chế không mặn mà với việc tiếp nhận bao bì, đồ dùng trong ngành thực phẩm.
  • Hoạt động phân hủy bao bì gốc thực vật hay bao bì truyền thống đều dừng vòng đời của chúng và tạo ra khí nhà kính.
Bao bì nhựa tự phân hủy sẽ mất dần sức nóng

Năm 2022 vừa qua, các nhà sản xuất PLA dần thu lại các tuyên bố của mình về khả năng phân hủy. Họ tập trung nhiều hơn vào các tuyên bố về khả năng tái chế và nguồn gốc nguyên liệu. Tuyên bố khả năng phân rã của các loại nhựa nguồn gốc sinh vật là hợp lý. Thế nhưng chúng chỉ có ý nghĩa khi hiệu suất của chúng vượt qua được các loại nhựa truyền thống ở cả 3 mặt kinh tế, chức năng và môi trường, điều mà hiện nay chúng chưa làm được.

Theo một nghiên cứu từ đại học London:

Kkhi cho phân rã tại nhà, 60% trường hợp cho thấy nhựa không thể được phân hủy hoàn toàn, gây ô nhiễm đất. Cũng theo nghiên cứu trên, nhiều người chưa rõ ý nghĩa của “tự phân hủy”. Trong những mẫu bao bì thu thập được trong nghiên cứu, chỉ có 14% có chứng nhận “phân hủy được tại các cơ sở công nghiệp”. Mặt khác, 46% bao bì không có chứng nhận tự phân hủy. Tiếp đó, nghiên cứu cũng kiểm nghiệm khả năng phân hủy dưới những điều kiện phân hủy tại nhà khác nhau. Kết quả cho thấy phần lớn chúng không thể phân hủy hoàn toàn. Trong đó bao gồm cả các bao bì được chứng nhận “có thể phân hủy tại nhà”.

Trong một vài năm tới, bao bì tự hủy vẫn có thể được ra mắt. Nhưng chúng tôi vẫn hy vọng người tiêu dùng được định hướng lại và có các nhận thức đúng đắn về các giải pháp môi trường. Đó là tái chế và sử dụng các loại bao bì có nguyên liệu thực vật.

3. Châu Âu tiếp tục đứng đầu công cuộc chống lại làn sóng tẩy xanh

Cùng với sự bất mãn của các tuyên bố về khả năng tự phân hủy và các giải pháp môi trường, nhiều nơi đã bắt đầu khắt khe hơn với các doanh nghiệp. Tháng 3/2022, Ủy ban Chứng khoán và giao dịch Mỹ yêu cầu các doanh nghiệp có những tuyên bố môi trường đưa ra được bằng chứng cho các tuyên bố của mình. Cụ thể là các dữ liệu liên quan tới các khoản đầu tư môi trường, lượng khí thải nhà kính…

Tuy nhiên, ở châu Âu, mọi việc còn nghiêm ngặt hơn. Cả ở từng quốc gia nói riêng và cả liên minh châu Âu nói chung. Ví dụ như ở Pháp, luật khí hậu và thích ứng nhắm vào các tuyên bố về: số lượng, phương thức, ngày sản xuất, điều kiện sử dụng, độ phù hợp với mục đích sử dụng, tính chất và kết quả kì vọng. Luật này đặc biệt khắt khe về các tuyên bố về ảnh hưởng môi trường. Cũng như kết quả và tính chất các thử nghiệm liên quan tới sản phẩm/ dịch vụ.

Luật này cũng được kết hợp vào với chỉ thị 2005/29 về Cạnh tranh không lành mạnh gồm những điều sau:

  • Sử dụng các loại logo/ biểu tượng mà không được công nhận bởi công chúng hoặc tổ chức, chính phủ.
  • Đưa ra các tuyên bố môi trường mà không cung cấp được bằng chứng liên quan.
  • Đưa ra tuyên bố về môi trường về mọi mặt của sản phẩm trong khi chỉ lên quan tới một hoặc một số khía cạnh của sản phẩm đó.
  • Ẩn giấu sự tồn tại của một thuộc tính/ tính năng của sản phẩm có thể giảm độ bền của sản phẩm đó.
  • Giới thiệu sản phẩm cho phép bảo hành mà không nói rõ những điều kiện bảo hành đi kèm.
  • Nhận rằng sản phẩm có được độ bền trong một thời gian hoặc cường độ sử dụng nhất định dù thực tế không đạt được.
  • Hướng khách hàng thay phần/vật tiêu hao trước giới hạn kỹ thuật.
  • Không cung cấp thông tin khi sản phẩm được thiết kế sao cho khi người sử dụng thay thế bộ phận bằng bộ phận khác không phải do nhà phát hành cung cấp gây nên hạn chế tính năng hay giảm bớt độ bền.

Và cuối cùng, ủy ban châu Âu đang tìm kiếm các quy chuẩn để áp dụng cho các sản phẩm “tự phân hủy”. Tất cả để chống lại nạn “rửa xanh” và để người tiêu dùng được biết thời gian sản phẩm phân hủy, lượng sinh khối cần để sản xuất và sản phẩm phù hợp cho phân hủy tại nhà hay không.

4. Bao bì thứ cấp (bao bì trong) sẽ trở thành trọng điểm mới

Liên minh châu Âu (EU) cũng muốn đánh vào cả vấn nạn dư thừa bao bì không cần thiết. Họ đã soạn thảo một dự luật có hiệu lực từ năm 2030 quy định mọi bao bì phải được thu gọn tới kích thước và trọng lượng và số lớp tối thiểu. Theo đó, các thành viên EU sẽ phải giảm kích thước bao bì khoảng 15% tới năm 2040 so với năm 2018.

Bao bì thứ cấp

Bao bì thứ cấp thường gồm những vật liệu như bìa cứng, carton, màng co, dây nịt. Như thế, một số loại bao bì ngoài cũng có thể rơi vào hạng mục này như hộp ngoài của mỹ phẩm, kem đánh răng… Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu lo ngại sự thay đổi này có thể tạo ra thảm họa cho chuỗi cung ứng.

Và với tính toàn cầu của doanh nghiệp, cải tiến và đổi mới bao bì tại châu Âu dần dần sẽ dẫn tới thay đổi ở Mỹ và kéo theo đó, nhiều nơi khác trên thế giới. Trong 50 năm gần đây, rất nhiều những tình huống tương tự đã xảy ra. Ví dụ nổi bật nhất có lẽ là bao bì vô trùng và cả bao bì mềm đều được giới thiệu, phát triển và chấp nhận đầu tiên từ Châu Âu trước khi lan ra toàn thế giới.

0988827237
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon