Mục lục
Có 5 kĩ thuật in chính được sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp bao bì. Mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng. Gồm có: offset lithography, flexography, Digital (Inkjet), Rotogravure, Silkscreen.
Offset lithography
In offset hiện nay tên đầy đủ là offset lithography printing, là kĩ thuật in kết hợp từ 2 kĩ thuật in cũ hơn. Đó là offset và lithography (thạch bản), đây đều là 2 kĩ thuật in nổi gián tiếp. Đây là kĩ thuật in nổi bật nhất trong công nghiệp bao bì hiện nay. Tất cả là do sự linh hoạt trong in ấn và chất lượng hình ảnh cao.

Bản in (thường bằng nhôm lá) được khắc hình ảnh cần in, lăn mực, in lên một con lăn khác bằng cao su rồi mới từ cao su qua bề mặt in. Bề mặt in này phải là mặt phẳng.
Mực in offset là mực gốc dầu, kị nước. Phải có một hệ thống làm ẩm để bôi nước vào vị trí không dính mực. Vùng có hình ảnh có thể tiếp mực và vùng không hình ảnh sẽ đẩy mực và dính nước.
Máy in không sử dụng hệ thống làm ẩm gọi là máy in offset khô. Thay vì nước, vùng không có hình in sẽ được phủ một lớp silicon không dính mực.
Ưu điểm
- In được trên nhiều vật liệu như giấy, carton, plastic, kim loại…
- Chất lượng in cao.
- Có thể áp dụng coating như phủ bóng hay matte.
- Chuyển đổi màu sắc rất mượt mà.
- Lượng đầu vào và tốc độ in ấn cao. Có những máy có thể có tốc độ lên tới 15.000 lượt in mỗi giờ.
Nhược điểm
- Giá thành. Mỗi sản phẩm khác nhau đều cần làm bản in khác nhau.
- Bề mặt in phải phẳng.
- Không có lời khi làm với số lượng thấp.
Flexography
Flexography hay in flexo là kĩ thuật in hiện đại của letterpress. Tên của nó được đặt dựa trên việc bản in được khắc nổi trên các tấm dẻo.

Trong khi offset là in gián tiếp qua một tấm cao su, flexo là quá trình in trực tiếp lên bề mặt in.
Hình in thường khắc lên bản in bằng laser. Mực in được phủ lên bản in qua một trục anilox và được cạo bớt mực thừa bằng lưỡi dao. Sau đó, mực sẽ được áp vào bề mặt in rồi có thể thêm các lớp tráng phủ.
Ban đầu, flexo chỉ có thể in được hình ảnh chất lượng trung bình. Nhưng sau khi kĩ thuật số phát triển, chất lượng in ấn đã được cải thiện rất nhiều.
Ưu điểm
- Vật liệu in đa dạng, carton, giấy, plastic…
- Giá thành mỗi sản phẩm thấp.
- Chi phí đầu tư (bản in, mực…) thấp.
Nhược điểm
- Chất lượng thấp hơn offset.
- Gradient màu không bằng offset.
- Không thể in được ảnh chụp.
Digital/Inkjet
In kĩ thuật số (digital) phát triển rất nhanh thời gian gần đây. Nó nổi lên nhờ độ chính xác và hiệu suất in. Máy in loại này có mặt ở mọi văn phòng và có thể ở cả nhà hay một số nơi công cộng. Máy in và mực in rất dễ mua và có thể in ra hình ảnh với chất lượng rất cao.

Hình ảnh được in ra từ đầu vào là một thiết bị điện tử như máy vi tính, điện thoại, laptop… Vật liệu in cũng khá nhiều nhưng phổ biến nhất vẫn là giấy. Trong công nghiệp, một máy in cỡ lớn, có thể là máy in laser, được sử dụng thay vì những chiếc máy in văn phòng.
Ưu điểm
- Chi phí thấp, không cần làm bản in.
- Hình ảnh in chất lượng cao, cả hình chụp và tác phẩm nghệ thuật.
- Hợp với mọi quy mô doanh nghiệp.
- Chi phí sản xuất thấp khi làm với số lượng nhỏ.
Nhược điểm
- Không nhiều tùy chọn coating.
- Không thể dùng mực metallic.
- Màu sắc có thể không chính xác.
- Chi phí cao khi in số lượng lớn.
Rotogravure
Rotogravure ở Việt Nam gọi là in ống đồng. Đây là một kĩ thuật in hồi chuyển in trực tiếp lên bề mặt in. Đây là kĩ thuật in hoàn hảo cho các loại báo, tạp chí.

Đây là quy trình in sử dụng nhiều trục quay với hình in được khắc chìm lên bề mặt. Mực sẽ được giữ trong các nét khắc chìm và ấn trực tiếp lên bề mặt in.
Trục in có nhiều mức độ sâu để chứa mực. Vì vậy nên mực sẽ được chứa nhiều hơn ở chỗ sâu hơn và mực sẽ được in đậm hơn ở khu vực đó. Ngược lại, mực sẽ nhạt hơn ở chỗ sâu hơn.
Kĩ thuật in này hiện nay đang bị đào thải bởi offset (cho các ấn phẩm) và flexo/digital (cho bao bì).
Ưu điểm
- Chi phí thấp khi sản xuất số lượng lớn.
- Chất lượng in ấn cực cao.
- Trục in có thể bảo quản thời gian dài.
Nhược điểm
- Có rất ít tùy chọn coating.
- Chỉ có lãi khi in số lượng lớn.
- Chi phí đầu tư (trục in, mực in….)
Silkscreen
In lưới (Silkscreen) được dùng riêng cho các loại bao bì tái sử dụng.
Cấu tạo bộ in lưới Quy trình in lưới
Đây là một quy trình in sử dụng lưới để chuyển mực lên mặt in qua một khung định hình. Một lưỡi dao được đưa một lượt qua lưới in để phủ mực. Khi lưỡi dao đi trở lại, lưới in sẽ chạm vào bề mặt in trong thời gian ngắn.
Khi in lưới, mỗi màu cần có một lưới in riêng. Vì vậy khi in nhiều màu cần có lượng lưới in tương ứng số màu.
Ưu điểm
- Bề mặt in không nhất đinh phải thẳng.
- Có thể in lên nhiều loại vật liệu như PP không dệt, gỗ, giấy, sứ, thủy tinh, kim loại…
- Hình in có tuổi thọ cao. Mực in phù hợp có thể cho chất lượng in ấn cao hơn và giữ được lâu hơn.
- Có lãi bất kể số lượng in.
Nhược điểm
- Mỗi màu tăng thêm sẽ tốn thêm thời gian in ấn.
- Cần phải tạo thêm bản in và lưới mỗi sản phẩm khác nhau.
Kết luận
Mỗi kĩ thuật in có ưu nhược điểm riêng, và cũng phù hợp với số lượng in khác nhau. Chia theo chất lượng in ấn, danh sách sau có thể được cân nhắc:
- Túi giấy: offset, flexo
- Túi nhựa (Plastic) Flexo, screen
- Reusable bag: Screen
- Bìa: Offset, Digital, Gravure, Screen
- Carton: Flexo, Digital
- Hộp cứng: Offset
- Nhãn dán: Offset, Digital, Screen
Các nhân tố khác có thể được cân nhắc gồm: số lượng in, độ chuẩn màu, tiền vốn.
Hi vọng qua bài viết này, các bạn có thể chọn được hình thức in ấn phù hợp với chất lượng và số lượng in mà bạn cần. Mọi nhu cầu tư vấn, thiết kế, đặt hàng bao bì xin liên hệ:
Công ty CP CN Tâm Thành
Nhà máy PP: Ngọc Động – Đa Tốn – Gia Lâm – HN
Nhà máy phức hợp: Xóm Bãi – Uy Nỗ – Cổ Loa – Đông Anh – HN
Hotline : 0988 827 237 – 0913 481 898
Website: http://tamthanh.com.vn
Mail: tamthanhbaobi@gmail.com
Hotline
0988 827 237
Chăm sóc khách hàng
0913 481 898
Rất hân hạnh được phục vụ