UN tuyên chiến với đồ nhựa dùng một lần

Trong thời gian đại dịch diễn ra, có khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa được tạo ra trên thế giới. Một phần lớn trong số chúng trôi nổi trên khắp đại dương. Như một nhà nghiên cứu đã mô tả khi tới một bãi biển trên quần đảo Canary: “khi tôi bước đi trên bờ biển, nhìn xuống những con sóng, chúng chứa đầy những hạt nhựa nhỏ đến mức mắt thường không thể thấy. Đại dương chính đang trả lại số nhựa này cho chúng ta.”

Vi nhựa là một trong số những lí do Liên Hợp Quốc (UN) đưa ra dự thảo một hiệp định mới. Cùng với quỹ Ellen Macathur, dự thảo hiệp định này xoay quanh 3 nội dung:

  • Tiêu trừ các sản phẩm nhựa có vấn đề hoặc không thực sự cần thiết
  • Cải tiến sao cho các vật phẩm nhựa thực sự cần thiết có thể được tái chế, tái sử dụng hoặc phân hủy được.
  • Tạo vòng tuần hoàn sao cho các sản phẩm nhựa có thể tuần hoàn, không thải ra môi trường.

Tới nay, UN đã hoàn thành dự thảo hiệp định này, lấy tên là “Dừng ô nhiễm nhựa” – End Plastic Pollution. Giám đốc chương trình Môi Trường của UN từng phát biểu:. “Hôm nay đánh dấu thắng lợi của Trái Đất trước đồ nhựa dung một lần.”.
Dự kiến, phiên họp thông qua dự thảo hiệp định sẽ diễn ra cuối năm 2022.

Vậy, UN có thể thực hiện hiệp định này không?

Hội đồng Liên Hợp Quốc hiện đang thảo luận các điều khoản của hiệp định. Hồi tháng 3 năm 2022, UNEP (United Nation Environmental Programme) tổ chức một cuộc họp. Tại đây, 175 nước đã bỏ phiếu ủng hộ giải pháp “End Plastic Pollution”. Theo báo cáo từ cuộc họp, chuyển dịch sang mô hình tuần hoàn có thể đạt được những điều sau:

  • Tới 2040, giảm trên 80% lượng rác thải nhựa rơi xuống biển
  • Giảm tỉ lệ sản phẩm từ nhựa nguyên sinh xuống 45%
  • Tiết kiệm cho các chính phủ khoảng 700 triệu USD (tới 2040)
  • Giảm lượng khí nhà kính đi 25%
  • Tạo 700.000 cơ hội việc làm, chủ yếu ở nam bán cầu.

Tuy nhiên, tới nay, vẫn chưa có khẳng định hay thông tin cụ thể những điều trên có thể đạt được như thế nào. Giải pháp này nhắm tới việc áp đặt một công cụ rang buộc pháp lý. Liệu UN có thể ủy trị hay áp đặt luật lên các nhà nước? Liệu họ có thể áp đặt luật lên các doanh nghiệp toàn cầu?

Tác động của hiệp định

Hiệp định này thuộc về lĩnh vực khá mơ hồ. Thế nhưng mục tiêu của nó có thể xác định là đồ nhựa dùng một lần. Nhiều doanh nghiệp, nhà hoạt động và chính phủ đều đồng ý chúng là tác nhân chính gây ra tình trạng hiện giờ. Nhưng, trước khi tìm phương hướng, hãy kiểm tra một chút các hiệp định tương tự và kết quả của chúng.

Hiệp định trong quá khứ

Giao thức Kyoto (Kyoto Protocol) 1977 là ràng buộc pháp lý đầu tiên liên quan tới vấn đề môi trường được ghi nhận. Nó yêu cầu thành viên tham gia giảm lượng phát thải trung bình 5% mức của năm 1990. Thêm vào đó, một cơ cấu giám sát cũng được thành lập để theo dõi việc thực thi. Nhưng hiệp định này không bao gồm các nước phát thải nhiều như Ấn Độ hay Trung Quốc. Hoa Kỳ ban đầu tham gia nhưng về sau lại rút lui.

Điều tương tự cũng xảy ra ở Giao Ước Paris (Paris Agreement). Nó cũng yêu cầu thành viên cam kết giảm lượng khí thải. Tóm tắt lại, các nước thành viên cam kết giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 độ so với thời kì tiền công nghiệp. Giao ước cũng nhắm tới việc giảm lượng phát thải xuống 0 trong nửa cuối của thế kỷ. Mỗi 5 năm, các nước thành viên sẽ phải được đánh giá tiến trình thực hiện. Giao ước không có cơ cấu nào đánh giá hay giám sát việc thực hiện. Hoa Kỳ đã rút khỏi trong lần đánh giá trước và hiện tại đang trong quá trình tham gia lại.

Một số hiệp ước về môi tường khác cũng bị nghi hoặc như 2 hiệp ước trên gồm:

  • Công ước luật biển 1982, nhằm quản lý và bảo vệ biển, được kí năm 1994. Và cũng chưa hề được kiểm chứng từ đó tới nay.
  • Hội nghị Đa dạng Sinh Học, từng được gọi với tên “Vũ khí mạnh nhất chống sự tuyệt chủng”. Tổng thống Bill Clinton đã kí hội nghị này. Thế nhưng nó từ đó tới giờ vẫn chưa được kiểm chứng.
  • Hội nghị Stockholm: là một hiệp ước để bảo vệ môi trường khỏi hóa chất độc hại. Hiệp ước quản lý gần 30 loại hóa chất. Những nước thành viên phải cấm hoặc hạn chế lưu hành các hóa chất này trong lãnh thổ của mình.
  • Hội nghị Basel: hạn chế vận chuyển của chất thải độc hại (gồm cả chất thải hạt nhân) giữa các quốc gia. Hiệp ước được viết ra để ngăn chặn các nước lớn vận chuyển chất thải không thể tái chế tới các nước khác.

Nỗ lực của các doanh nghiệp

Theo Oceanic Society, “End Plastic Pollution” được ủng hộ bởi hơn 75% số thành viên của UN. Những thành phần ủng hộ khác có các thương hiệu toàn cầu như Coca-Cola, IKEA, L’Oreal, PepsiCo, Philips, Starbucks, Unilever, Wallmart,…

Trên thực tế, nhiều thương hiệu đã đổi mới nhiều năm nay. Họ đã và đang nghiên cứu, chế tạo và đổi sang sử dụng bao bì thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, thiết nghĩ, trọng điểm không nằm ở việc vật liệu tái chế, tái sử dụng mà nên đặt ở cơ sở hạ tầng. Nghĩa là các hệ thống cơ sở dùng để thu gom, tập trung rác thải ngăn cản chúng rơi vãi ra môi trường.

Một số sự thực cần biết

Người ta thường nghĩ các doanh nghiệp chuyển qua sử dụng bao bì vì chúng rẻ. Đúng là chúng rẻ, thế nhưng, có những lý do khác mà chúng ta càng ngày càng phụ thuộc vào nhựa. Chúng là vật liệu rất bền và cung cấp khả năng bảo vệ tốt trước các nhân tố bên ngoài. Sử dụng bao bì nhựa có thể giảm lượng rác thực phẩm bằng cách bảo quản thực phẩm và tăng thời gian bày bán. Thực phẩm bên trong sẽ được bảo vệ khỏi sâu bọ, vi sinh vật và cả độ ẩm.

So sánh chỉ số carbon footprint của một số loại chai

Nếu không có lớp bảo vệ này, thực phẩm dễ dàng bị hư hỏng và không còn sử dụng được. Rác thải hữu cơ có liên quan trực tiếp tới thay đổi khí hậu, độ tiêu hao nước và năng lượng, tốc độ chặt rừng và cả đa dạng sinh học… Mọi nỗ lực để giảm bớt những ảnh hưởng đó, dù là nhỏ nhất, đều rất đáng quý. Và bao bì nhựa có thể giúp đỡ rất nhiều.

Thế nên, hãy nhìn những gì các doanh nghiệp đã làm để giải quyết vấn đề môi trường.

Nỗ lực của các doanh nghiệp lớn

Hầu hết các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng đóng gói đã và đang có những nỗ lực để giảm thiểu rác thải nhựa. Nhiều doanh nghiệp đã có những nỗ lực được ghi nhận từ những năm 2000. Một số cái tên có thể được nhắc tới như:

McDonald Corp:. Theo như chính họ tuyên bố, 80% bao bì thương mại của họ từ các nguyên liệu tái sinh hay tái chế từ nguồn được chứng nhận. Họ cũng cam kết chấm dứt sử dụng bao bì từ nguyên liệu hóa thạch vào năm 2025. McDonald dự tính chuyển qua sử dụng giấy và nhựa tái chế.

IKEA: Cam kết chuyển hoàn toàn sang sản phẩm từ nhựa tái chế, tái sử dụng vào năm 2030. Bên cạnh đó, họ cũng cam kết loại bỏ dần các sản phẩm dùng một lần như cốc, đĩa, ống hút… IKEA cũng đang nghiên cứu các nguồn nguyen liệu mới như tinh bột, đường…

Cam kết về bao bì của Nestlè

Unilever:. Cam kết sử dụng kĩ thuật tái đóng gói trên 11 dòng sản phẩm bán chạy nhất. Kĩ thuật này cho người dùng mang bao bì cũ đã hết tới các trung tâm để đổ thêm vào. Unilever cũng là nhà sáng lập Puplex Consortium, một liên doanh đã tạo ra một bước tiến công nghệ vượt bậc – chai đựng chất tẩy rửa làm từ giấy đầu tiên trên thế giới. Và đương nhiên có thể tái chế 100%.

Nỗ lực của các doanh nghiệp nhỏ

Pela: với sản phẩm ốp điện thoại đầu tiên trên thế giới có thể phân hủy được. Với sản phẩm này, Pela cam kết giảm hơn 80% rác thải. Sản phẩm của Pela còn có kính râm, dây đồng hồ và vỏ hộp AirPods.

ONYA: sản phẩm tiêu biểu là túi đựng phân cho cún cưng với chứng nhận tiêu chuẩn tự hủy quốc tế. ONYA còn sản xuất cốc, vòng cổ, vải lót… tất cả đều có thể tái sử dụng và phân hủy.

Làm sạch rác thải nhựa cần sự nỗ lực chung

Theo báo cáo từ World Economic Forum, những điểm sau đây là cần thiết để giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường:

  • Tạo môi trường kinh tế hỗ trợ các quá trình sau khi sử dụng một cách hiệu quả.
  • Tăng cường phát triển chất lượng và công nghệ tái chế, tạo giải pháp cho doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.
  • Tăng số lượng chủng loại bao bì phân hủy có thể áp dụng vào đời sống. Tăng cường nghiên cứu vật liệu nhắm vào các loại bao bì như: túi rác cho rác hữu cơ, bao bì thực phẩm cho các sự kiện, nhà hàng ăn nhanh, canteen và các hệ thống đóng khác…
  • Tăng hiệu suất hoạt động thu gom rác thải sau khi sử dụng. Bao bì hiện tại rất tiện dụng, tuy nhiên thiết kế của chúng vẫn là có vấn đề. Vòng đời của chúng thường thấp hơn 1 năm trong khi vật liệu có thể tồn tại tới hàng trăm năm. Vì thế, việc bao bì nhựa lọt ra khỏi hệ thống thu gom là rất nguy hiểm. Hiện nay, theo thống kê có khoảng 32% rác thải nhựa nằm trong trường hợp này. Tham vọng của các công ty hiện nay là tạo ra các loại bao bì lành tính với môi trường để có thể giảm bớt các ảnh hưởng xấu. Bên cạnh đó là thêm vào những khả năng tái chế và cạnh tranh về cả giá cả và chức năng. Các loại nhựa phân hủy sinh học hiện nay chỉ chiếm một phần rất nhỏ trên thị trường và thường chỉ phân hủy được trong một môi trường có kiểm soát.

Vậy vấn đề giảm thiểu và tái sử dụng thì sao?

Trước đây, chúng ta nghe khẩu hiệu liên quan tới bảo vệ môi trường thường có 3R – Reduce (giảm thiểu), Reuse (tái sử dụng), Recycle (tái chế). Vậy mà ngày nay, hầu hết lại chỉ còn nghe thấy việc tái chế.

Thực tế, con người không thể nào chỉ dùng tái chế mà có được một tương lai bền vững. Ngoài ra cũng còn rất nhiều tin đồn không đúng về sự tái chế. Bao bì thực phẩm và đồ uống hiện giờ hầu hết kết thúc tại 3 chỗ: bãi chôn rác, lò đốt hoặc trong môi trường. Tái chế nhiều hơn chưa chắc đã giải quyết vấn đề ô nhiễm.

Cũng vì thế, các doanh nghiệp đã có chung nhận thức: giải pháp cũng không nằm ở tái chế. Thực sự, giải pháp nằm ở việc phát minh sao cho việc tái chế là không còn cần thiết và chuyển trọng tâm sang nguyên vật liệu sao cho thân thiện với môi trường và giảm thiểu vật liệu nhựa. Một số phát minh có thể kể tới như: nhựa từ sinh khối – ngô, mía, một số loại nhựa phân hủy sinh học… Tương lai, sau đại dịch COVID-19 dần bình ổn, các vấn đề tái sử dụng, tái đóng gói có lẽ sẽ được đặt nặng hơn.

Lời cuối cùng: một bức ảnh gần đây cho thấy Tổng thư kí Liên Hợp Quốc, Antonio Guterres – một người ủng hộ nhiệt liệt cho hiệp định “End Plastic Pollution” – xuống khỏi máy bay (đương nhiên, dùng dầu) tham gia một hội nghị môi trường. Hay đó là một chiếc máy bay chạy điện?

0988827237
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon