Vai trò của bao bì trong giảm thiểu phát thải khí nhà kính

Trong thế giới hiện đại, mọi hoạt động của con người đều tạo ra một lượng khí nhà kính (CO2) nhất định. Từ các hoạt động thường nhật như nấu nướng, di chuyển tới các hoạt động kinh doanh sản xuất, kể cả việc tạo ra và sử dụng năng lượng.

Và như thế, lượng phát thải khí nhà kính hiện nay tăng với một tốc độ chóng mặt. Trong đó, một lượng lớn khí thải có nguồn gốc từ rác thải hữu cơ (chủ yếu là thực phẩm). Với tình hình như vậy, bao bì có thể đóng vai trò gì trong việc giảm thiểu lượng phát thải nguy hiểm này?

Hiện trạng rác thải hữu cơ

Mùa hè 2022 đón nhận một đợt sóng nhiệt nóng và dài kỉ lục ở nhiều quốc gia. Nguyên nhân chính của nó là do nóng lên toàn cầu. Ảnh hưởng của nó thì không chừa một ai. Và như đã biết, hiện tượng này có nguyên nhân một phần rất lớn bởi lượng khí nhà kính. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra một phần không nhỏ lại được tạo ra từ các loại rác thải hữu cơ.

Rác thải hữu cơ hiện nay chiếm một phần rất lớn

Không may thay, mỗi năm, 1/3 sản lượng thực phẩm của thế giới phải kết thúc trong bãi rác. Nghiên cứu cũng cho thấy: ở các đất nước công nghiệp, phần lớn thực phẩm hỏng có nguồn gốc từ khâu bán lẻ hoặc từ người tiêu dùng. Ở các thành phố lớn, hơn 40% lượng thực phẩm được mua trở hỏng trước khi được sử dụng.

FAO ước tính mỗi năm cả thế giới tạo ra 1,3 tỉ tấn rác thực phẩm. Số lượng đó nhiều hơn 3 lần số lượng đủ để cung cấp cho 800 triệu người. Đây là số lượng người ước tính hiện đang thiếu thực phẩm trên toàn thế giới. Cũng theo FAO, cần một diện tích bằng Trung Quốc để sản xuất lượng thực phẩm không được ăn kia.

Quá trình sản xuất và tiêu hủy của 1,3 tỉ tấn thực phẩm này tạo ra khí nhà kính tương đương 4,4 tỉ tấn CO2 mỗi năm. Số lượng đó bằng 8% tổng lượng khí nhà kính do con người tạo ra. Nếu coi nó là lượng khí nhà kính của một quốc gia, nó sẽ cao thứ 3 thế giới. Nó cũng tương đương với tổng lượng khí thải giao thông toàn cầu.

Vậy bao bì có thể làm được gì?

Ngày này, hoàn cảnh sống và phong cách tiêu dùng giờ đây cũng đã khác xưa. Số lượng người cao tuổi đã tăng nhiều. Và ngày càng nhiều người chọn làm việc một nơi rồi trở về với gia đình vào cuối tuần ở một nơi khác.

Trong hoàn cảnh như hiện nay, thực phẩm nên được đóng gói với kích thước nhỏ gọn. Do nhỏ gọn nên người tiêu dùng sẽ ít tâm lý e ngại mở ra mà không sử dụng hết. Những phần ăn như vậy có thể dễ dàng được sử dụng trước khi bị hỏng. Và những phần chưa được mở cũng có thê được bảo quản lâu hơn.

Một số ý kiến cho rằng sản xuất bao bì cũng phát thải CO2. Điều này cũng đúng. Thế nhưng theo các nhà nghiên cứu: lượng phát thải khí nhà kính của bao bì chỉ chiếm 1% tổng lượng trong khi thực phẩm chiếm 15%. Nghĩa là,trung bình, với một loại thực phẩm bất kì, lượng CO2 của bao bì chỉ chiếm 2%.

Các loại bao bì hiện nay đều được tối ưu cho việc tăng thời gian bảo quản của thực phẩm. Chính điều này cũng đã giúp làm giảm một lượng lớn thực phẩm hư hỏng. Nghiên cứu với dưa chuột, thịt và phô mai cho thấy, tăng thơi gian bảo quản có thể làm giảm lượng carbon xuống nhiều lần so với khi không có bao bì.

Dưa chuột bọc màng PE

Lấy một ví dụ: bọc dưa chuột trong PE có thể kéo thời gian bảo quản lên tới 14 ngày. Kết quả là lượng dưa chuột hỏng trước khi được mua giảm một nửa. Lượng CO2 giảm thiểu được mỗi quả dưa chuột là 13.5gCO2. Trong khi đó, sản xuất lượng màng PE cho mỗi quả tạo ra trung bình 4.4gCO2. Như vậy tương đương chúng ta đã giảm được 9gCO2 trên mỗi quả dưa chuột.

Nhưng liệu có phải loại bao bì nào cũng như nhau?

Câu trả lời là không. Mỗi loại vật liệu có chỉ số dấu Carbon khác nhau. Đồng nghĩa với đó, sản xuất và vận chuyển mỗi loại cần tiêu tốn một lượng năng lượng khác nhau. Cùng một khối lượng sản phẩm, khối lượng bao bì cần thiết là không đồng nhất. Trong đó, bao bì nhựa là loại nhẹ nhất trong khi vẫn bảo đảm chất lượng và thời gian bảo quản sản phẩm.

Viện nghiên cứu Năng lượng và Môi trường (ifeu) đã phân tích các số liệu của bao bì Ô-liu loại 125g và bao bì sốt pasta loại 400g với các loại vật liệu khác nhau như: kim loại, thủy tinh và nhựa. Với cả 2 sản phẩm, túi nhựa đều cho thấy lượng dấu carbon nhỏ hơn 1/3 so với hộp cứng. Và trên hết thì, hiệu năng và hiệu quả kinh tế của việc tái chế nhựa cũng cao hơn rất nhiều so với các vật liệu khác.

0988827237
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon