Nội dung bắt buộc trên bao bì, nhãn hàng hóa

Theo nghị định 43/2017/NĐ-CP, có những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên bao bì, nhãn hàng hóa. Những nội dung này được quy đinh rõ trong chương II của nghị định.

Những nội dung bắt buộc bao gồm:

  • Tên hàng hóa
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm
  • Xuất xứ
  • Một số nội dung khác theo các văn bản quy phạm pháp luật liên quan

Nếu kích thước hàng hóa không đủ để in tất cả thì bắt buộc phải có 3 nội dung đầu. Nội dung thứ 4 phải được ghi trong tài liệu đi kèm. Đồng thời, trên nhãn phải thể hiện nơi được ghi.

Tên hàng hóa

Tên phải được ghi ở vị trí dễ thấy trên bao bì/ nhãn hàng hóa. Cỡ chữ tên hàng hóa phải là lớn nhất so với các nội dung khác. Không nên đặt tên gây nhầm lẫn, làm hiểu sai bản chất sản phẩm. Với tên thành phần được dùng làm tên sản phẩm thì bắt buộc ghi định lượng kèm theo.

Tên và địa chỉ tổ chức chịu trách nhiệm

Tên riêng của tổ chức, cá nhân và tên địa danh không được viết tắt. Nếu hàng hóa được sản xuất bởi một cơ sở nằm trong một tổ chức lớn hơn thì có thể ghi tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất hoặc tổ chức. Nếu hàng hóa được sản xuất ở nhiều cơ sở khác nhau thì tổ chức chịu trách nhiệm được ghi tên, địa chỉ lên nhãn nếu hàng hóa đạt tiêu chuẩn của tổ chức.

nhãn hàng hóa vỏ lạc hun
Nhãn hàng hóa

Với hàng hóa nhập khẩu thì phải có tên, địa chỉ tổ chức nhập khẩu. Điều này áp dụng với cả cá nhân, tổ chức làm đại lý cho thương nhân nước ngoài bán hàng tại Việt Nam. Tổ chức nhượng quyền cũng phải được ghi nếu bán hàng nhượng quyền.

Với tổ chức thức hiện lắp ráp, đóng gói, đóng chai thì ngoài tên, địa chỉ tổ chức đóng gói, đóng chai còn có thể ghi lên nhãn tên, địa chỉ và các nội dung khác của các tổ chức sản xuất hàng hóa trước khi lắp ráp nếu được cho phép.

Định lượng hàng hóa

Định lượng hàng hóa phải ghi rõ theo đúng quy định pháp luật. Nếu có nhiều đơn vị hàng hóa thì phải có định lượng từng đơn vị và tổng định lượng. Với chất chiết xuất, tinh chất thì ghi khối lượng nguyên liệu tương đương để tạo ra phần chiết xuất. Chất phụ gia tạo màu, mùi, vị thì không cần ghi định lượng.

Ngày sản xuất và hạn sử dụng

Ngày sản xuất, hạn sử dụng phải ghi theo đúng thứ tự ngày, tháng, năm dương lịch. Định dạng đúng là ngày, tháng ghi bằng 2 chữ số, năm ghi bằng 2 hoặc 4 chữ số. Có thể ghi “Ngày sản xuất”, “Hạn sử dụng”, “Hạn dùng” hoặc “NSX”, “HSD”, “HD”.

Có thể ghi ngày sản xuất, sau đó hạn sử dụng là khoảng thời gian từ ngày sản xuất và ngược lại.  Với hàng hóa sang chiết, nạp, đóng gói thì trên nhãn cần có thêm ngày thực hiện.

Xuất xứ hàng hóa

Tổ chức sản xuất, nhập khẩu có thể tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa. Tuyệt đối phải bảo đảm tính trung thực, chính xác của thông tin. Xuất xứ được ghi dưới dạng tên quốc gia, vùng lãnh thổ nơi sản xuất. Không được viết tắt. Phía trước phải có một trong các cụm từ “sản xuất tại”, “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ”, “sản xuất bởi”.

Thành phần định lượng

Ghi thành phần là ghi tên nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất hàng hóa. Thành phần định lượng là ghi thành phần kèm định lượng từng thành phần. Định lượng được hiểu là khối lượng thành phần trong một đơn vị sản phẩm. Định lượng cũng có thể được ghi theo tỉ lệ: khối lượng – khối lượng, khối lượng – thể tích, thể tích – thể tích.

Thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm

Với thực phẩm, thành phần ghi theo thứ tự khối lượng từ cao đến thấp. Chất phụ gia phải ghi nhóm theo các nhóm “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”. Dược phẩm, chế phẩm sinh học, thuốc thú ý, thuốc bvtv phải ghi đủ thành phần các loại hoạt chất. Mỹ phẩm phải có các chất phụ gia.

Thông số kĩ thuật và thông tin cảnh báo

Thông số kĩ thuật và thông tin cảnh báo phải tuân thủ đúng quy định pháp luật. Có thể thể hiện dưới dạng chữ, hình ảnh hoặc ký hiệu theo thông lệ quốc tế.

Hàng điện, điện tử, máy móc, cơ khí bắt buộc phải có thông số kĩ thuật cơ bản. Dược phẩm thì bắt buộc phải có chỉ định, chống chỉ định, cách dùng. Bên cạnh đó cũng phải có số lô, dạng bào chế, quy cách đóng gói. Điều này áp dụng với cả thuốc thú ý, thuốc bảo vệ thực vật.

Các nội dung khác

Các loại mã vạch, mã số, dấu hợp chuẩn, hợp quy cách và những nội dung khác được phép thể hiện lên nhãn hàng hóa. Đương nhiên nội dung không được trái quy định pháp luật và không che khuất, sai lệch các nội dung bắt buộc. Nội dung khác không nên liên quan tới tranh chấp chủ quyền, chính trị, thuần phong mỹ tục…

Xem thêm: Quy định pháp luật về bao bì, nhãn sản phẩm

0988827237
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon